Điểm mặt những thủ phạm khiến trẻ bị ho

Những cơn ho kéo đến với bé cũng là lúc các mẹ sốt ruột, lo lắng không yên để tìm cách trị bệnh. Tuy nhiên, việc cần hơn mẹ càn phải xác định được thủ phạm gây nên tình trạng bệnh của bé để có hướng điều trị đúng đắn.

Cùng nhận diện những nguyên nhân gây nên những cơn ho cho bé trong những chia sẻ dưới đây:

Bệnh hen suyễn

Đây là thủ phạm hàng đầu mang tới những cơn ho cho bé. Nếu mẹ tháy cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít, khò khè và càng nặng thêm vào ban đêm hay xuất hiện các triệu chứng dị ứng với thời tiết, phấn hoa, lông động vật,… thì rất có thể bé đang  bị hen suyễn. Mẹ có thể khẳng định điều này nếu thấy bé hay thở nhanh, gấp và tiếng thở khò khè.

Đối với những trường hợp này, phổi của trẻ rất nhạy cảm rất dễ bị những tác động của môi trường, vi khuẩn tấn công trong quá trình hoạt động của bé. Do vậy tốt nhất mẹ hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời, tránh tình trạng đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt khiến trẻ thở càng khó khăn hơn.

Viêm tiểu phế quản

Nếu cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo dài và kèm theo những tiếng thở nhanh, nông và khó khăn thì rất có thể bé đang bị chứng viêm phế quản. Khi mắc chứng bệnh này bé còn có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, lên cơ sốt và thường ngủ lịm đi.

Nguyên nhân của tình trạng này là do bé bị nhiễm trùng đường hô hấp phía dưới. Để có thể điều trị triệt để, tránh những biến chứng cho bé mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.

Trẻ bị cảm lạnh

Nếu mẹ bé ho có đờm hoặc nước bọt đi kèm với các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt và có sốt nhẹ thì triệu chứng ho ở trẻ có thể do cảm lạnh. Điều này xảy tới do tác động của vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.

Để giúp bé thôi không bị các cơn ho hành hạ, mẹ nhớ giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là cố gắng giữ cho mũi của bé luôn được sạch và thông thoáng đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hãy tới các cơ sở y tế để có hướng điều trị tốt nhất.

Viêm tắc thanh quản

Triệu chứng ho do viêm tắc thanh quản rất khác biệt so với những cơn ho khác. Bởi tiếng ho khô, thường bắt đầu vào buổi đêm, đi kèm sốt nhẹ và có thể làm mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và thở rít.

Căn bệnh này là do virus gây bệnh làm cho cổ họng và khí quản bị sưng và thu hẹp lại. Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất mẹ hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sỹ để có hướng điều trị hợp lý, tránh những biến chứng xấu có thể xảy tới.

Cảm cúm

Khi ho do cảm cún trẻ thường bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt , cổ họng bị rát, sổ mũi, đau đầu và có cảm giác buồn nôn. Đối với trường hợp này mẹ hãy cho bé uống thật nhiều nước để tránh mất nước, đưa bé tới ngay các cơ sở y tế nếu thấy bé sốt trên 38,6 độ hay bé có biểu hiện bị tiêu chảy và không muốn ăn gì, người mệt mỏi.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới các triệu chứng ho ở trẻ. Với các trường hợp này, trẻ thường ho khàn, khò khè, đứt quãng, đặc biệt là ho dai dẳng khi trẻ vừa ăn xong hoặc nằm xuống. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơ giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, dẫn đến axit bị chảy ngược lại.

Do đó, nếu mẹ thấy trẻ ho khò khè kéo dài hơn 2 tuần hãy đưa bé đi khám để có được chẩn đoán bệnh chính xác nhất và cách chăm sóc hợp lý.

Ho gà

Khi thấy tiếng ho khan, khô, nhanh kèm theo âm thanh the thé như tiếng gà mỗi lần bé hít vào mạnh thì chính là cảnh báo của tình trạng ho gà ở trẻ. Thủ phạm dẫn tới tình trạng này chính là do vi khuẩn gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản, phổi bị viêm. Tình trạng bệnh này xảy ra càng phổ biến với những trẻ chưa được tiêm chủng phòng ngừa bệnh.

Với những trường hợp này, trẻ cần được nhập viện ngay để được kiềm chế những cơn ho và loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng bé, tránh những biến chứng xấu có thể xảy tới.

Mọi thông tin về cách điều trị và chăm sóc trẻ bị ho, xin gọi: 1900.63.64.16 để được gặp dược sỹ tư vấn.

 

Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)