Những lưu ý mẹ phải nhớ khi kết hợp thuốc trị cảm và trị ho cho bé

Việc kết hợp thuốc có thể giúp tăng hiệu quả điều trị nhưng cũng có thể trở thành những mối nguy hại cho sức khỏe nếu thiếu hiểu biết. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch còn non yếu thì sai lầm trong việc kết hợp thuốc có thể vô tình rước “tử thần” cho bé.

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về cách kết hợp thuốc trị cảm và trị ho cho bé để có hiệu quả và an toàn nhất.

Các loại thuốc phối hợp trị ho và cảm

Việc dùng thuốc vốn là “việc cực chẳng đã” bởi những tác dụng phụ của nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.Với trẻ nhỏ, thuốc lại chẳng bao giờ được coi là người bạn thân. Tuy nhiên trong những trường hợp bắt buộc, mẹ cũng không nên từ chối chúng để giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh cho bé.

Một số loại thuốc phối hợp trị cảm và trị ho cho bé phổ biến trên thị trường hiện nay là: các thuốc hạ sốt phối hợp với thuốc giảm ho, thuốc loãng đờm, thuốc kháng histamin và nhóm thuốc chống sưng huyết.

Mặc dù được đánh giá là những loại thuốc an toàn, tuy nhiên khi dùng ở trẻ nhỏ có thể gây nên những tác dụng phụ. Trong khi đó, các loại thuốc này được bán rộng rãi trên thị trường và mẹ có thể dễ dàng mua được mà không cần kê đơn của thầy thuốc. Đây chính là nguy cơ tiềm tàng dẫn tới những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé.

Những lưu ý khi kết hợp thuốc trị ho và trị cảm cho bé

Chỉ cho bé sử dụng khi thực sự cần thiết: các mẹ cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của bé. Nếu tình trạng bệnh chưa tới mức phải dùng thuốc mà mẹ vẫn cho bé uống có thể khiến trẻ bị dị ứng, ngộ độc thuốc,…

Hiểu rõ về các loại thuốc: để dùng thuốc an toàn và hiệu quả các mẹ cần hiểu rõ về các loại thuốc để có sự kết hợp đúng, cụ thể:

-   Các loại thuốc co mạch đường uống như pseudoephedrin hydrochloride và ephedrin có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương của bé và mang đến hiện tượng như: run chân tay, quấy khóc, ra mồ hôi, nôn trớ, nhịp tim nhanh,..

-    Các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể xâm nhập qua hàng rào máu não của bé gây tác dụng an thần và làm mờ triệu chứng của bệnh nhưng với trẻ dưới 2 tuổi thì có thể mang tới hội chứng kích thích.

-   Các thuốc giảm ho hư dextromethorphan hydrobromid, codein,..có thể khiến trẻ vật vã, quấy khóc, tăng trương lực, nôn mửa, táo bón,…

Do vậy mẹ tuyệt đối không nên phối hợp các nhóm thuốc trên với nhau, bởi nó thể khiến các phản ứng phụ năng thêm bởi có sự cộng gộp.

Cảnh giác với các thuốc có thành phần paracetamol: paracetamol hay còn gọi là acetaminophen góp mặt trong rất nhiều loại thuốc hạ sốt và các loại thuốc làm giảm các triệu chứng của cảm và dị ứng. Tuy nhên không ít người nhầm lẫn paracetamol và acetaminophen là hai loại thuốc khác nhau. Bởi vậy  để nhanh chóng khỏi bệnh, nhiều mẹ đã cho bé dùng 2 loại thuốc có cả 2 thành phần trên, dẫn tới quá liều. Việc này có thể gây ngộ độc cho trẻ khiến trẻ: chán ăn, buồn nôn, khó chịu,… thậm chí gây ra các phản ứng như vàng da, hạ đường huyết, thoái hóa não, suy thận,…

Thận trọng khi dùng thuốc:

-   Các mẹ nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và thuốc cảm có thành phần chứa thuốc kháng histamin.

-    Tuyệt đối không sử dụng thuốc trị bệnh của người lớn cho trẻ, phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em.

-  Không lạm dụng các loại thuốc có phối hợp nhiều thành phần, hãy sử dụng các loại thuốc có thành phần đơn chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen.

-    Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi cho trẻ uống, tuân thủ liều dùng ghi trên nhãn.

-     Không cho trẻ uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần để tránh gây tình trạng quá liều, ngộ độc thuốc.

Để sử dụng phối hợp thuốc trị ho và trị cảm cho bé sao cho an toàn mà vẫn phát huy được hiệu quả, việc cần hơn cả là mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ, tuân thủ theo những chỉ định của bác sỹ đặt ra.

Mọi thông tin tư vấn về cách chăm sóc và điều trị ho cho bé, xin gọi: 1900.63.64.16 để được gặp dược sỹ tư vấn.

 

 

  • TAGS:
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)